Tác phẩm Số Đỏ – Tác giả Vũ Trọng Phụng – Năm xuất bản 1936 – Chương 12.
Buổi sáng hôm ấy, lúc chuông đồng hồ báo thức theo hai cái kim chỉ 8 giờ mà kêu ran lên, thì ông Văn Minh tung chăn vùng ngồi nhỏm dậy. Nhìn sang bên tay phải không thấy bà vợ yêu quý đâu cả, lại trông lên cái lịch trên tường, ông mới nhớ ra rằng vợ ông đã đến sân quần vì hôm ấy vào ngày thứ năm.
Ông rửa mặt, thay quần áo xong bèn bấm một tiếng chuông. Trong khi ông ngồi trước bàn trang điểm của vợ ông, thì chợt người bồi mang vào một khay những vị như bánh sửa, bơ tươi, cà phê, súc cù là, nghĩa là những thức ăn để dành riêng cho bậc thượng lưu trí thức. Chải đầu xong, ông ăn vội vã những thức ăn rồi trang điểm cái mặt. Ông giủa móng tay, bôi đỏ mười đầu ngón tay. Rồi xoa một lượt kem lên mặt, rồi trát một lượt phấn lên trên, rồi lấy cái khăn bông khô lau đi, rồi lại bôi môt lần phần mỏng nữa, y như một người lẩn thẩn… Với móo tóc đen và quăn quăn từ đầu cuồn cuộn xuống gáy, cái cổ cao ngẩng và lộ hầu, đôi con mắt ốc nhồi, lại thêm cái mặt loang lỗ những vòng tròn trắng, lúc ấy trông thật xứng đáng là một bậc son phấn mày râu…
Mấy tiếng giày lẹp kẹp tiến đến cửa phòng. Ông phải lắng tai nghe… Rồi tự nhiên cửa phòng mở toang ra, làm cho ông phải nổi giận đùng đùng vì cái tính cẩu thả của dân An Nam không biết gõ của. Nhưng ông không được quát mắng như vào dịp khác, mà lại phải nặn ra cái vẻ mặt tươi cười nữa, vì người vào không gõ cửa chính là cụ phán bà, mẹ ông… Ông vừa đưa tay xoa bộ mặt tân tiến của ông vừa gượng hỏi:
– Mẹ có việc gì mà đến sớm thế?
Cụ bà đứng khoanh tay sau lưng, nghiễm nhiên nhìn con và khắp gian phòng một lượt chứ không đáp, điếu thuốc lá sâu kèn dính lệch bên góc môi. Sau, cụ đến ngồi ở giường hỏi:
– Chị ấy đâu rồi?
– Nhà con nó đi đánh quần.
Cụ bà gật gù cái đầu hồi lâu như nhưng người không bằng lòng một việc gì mà không nói. Một lát sau lại hỏi:
– Chị ấy đi từ bao giờ thế?
– Chắc hẳn phải đi từ bảy giờ sáng.
– Gớm! Vợ chồng nhà anh độ này nhiều cái văn minh quá!
Biết rằng lại sắp có chuyện như mọi bữa, về vấn đề bất hủ nó chia rẻ làm hai phái trong một nhà là vấn đề mới cũ xung đột. Văn Minh bèn chọc tức mẹ bằng cách hỏi lại:
– Có phải thế không hở mẹ?
Bà cụ cũng đã gần quá điên, song le cũng cố nhịn, chỉ trách:
– Thế mà đến bây giờ anh cũng chưa xuống hàng! Buôn bán mà chểnh mảng thế thì mấy lúc mà vỡ cửa hiệu? Phải trông nom người làm ăn trong nhà chứ, vợ đi thế, mà chồng thì ngủ thế, họ lại không moi ruột đi cho hay sao?
Văn Minh vẫn ngồi nguyên chỗ để đánh phấn nốt cái mặt, chỉ đủng đỉnh:
– Ấy bẩm, đã có anh Típ Phờ Nờ trông nom.
Tuy không hiểu con nói gì, bà cụ cũng không cần nói lại. Ðó không là điều cốt yếu. Ðiều cần nhất cho cụ là kiếm cách nhập đề để có thể đả động được đến ông Xuân Tóc Ðỏ của chúng ta đó thôi. Rồi cụ lại hỏi:
– Thế cái ông đốc Xuân ấy đâu?
– À, ông ấy là giáo sư quần vợt, chắc bây giờ, ông ấy phải ở sân quần.
Trong khi nói thế, ông Văn Minh cũng không biết cứ lừa dối mãi người khác thì cuối cùng mình lừa dối đến cả mình mà không biết. Một cách vô tâm nhất đời, ông ta đã làm cho một thằng Xuân Tóc Ðỏ nhặt quần, nhảy một bước lên một ông giáo sư. Phải, phải một người đã có chức như: nguyên sinh viên trường thuốc, có học thức, có óc mới, tất nhiên không thể quay về nhặt quần cho quý hội viên được.
Cụ bà lại hỏi:
– Nghe đâu anh sắp cho con Tuyết cũng học đánh quần thì phải…
Ông còn ngơ ngác hồi lâu rồi đáp:
– Chả biết nó có muốn học không? Nếu muốn thì tôi cũng bằng lòng. Ðánh quần thì khoẻ người ra thôi chứ không hại gì cả.
– Này, hình như ông Xuân cũng đứng đắn và tử tế lắm thì phải…
Không biết đấy là bà mẹ đương giương một cái cạm, ông con liền đáp:
– Cái ấy thì đã đành! Ðâý mẹ xem! Nếu không có ông ta chữa chạy cho thì có phải ông nhà chết rồi không? Việc ấy mình phải coi là một cái ơn to thì mình mới là người lịch sự. Vả lại nhờ có ông ấy trông nom giúp mà cái cửa hiệu thợ may được thịnh vượng thế đấy mẹ ạ.
– Nhưng con thử xem ông Xuân có thực đứng đắn tử tế không?
– Ðiều ấy thì như hai với hai là bốn rồi, còn phải sò xét gì nữa!
Cụ bà ngẫm nghĩ một lúc rồi khẽ hỏi:
– Này anh cả nhĩ, thí dụ gả con Tuyết cho ông ta thì có nên không, và liệu ông ấy có thuận không?
Nghe đến đấy, Văn Minh cau mày, giận hết sức. Nhưng cũng phải dè dặt nói:
– Nhưng mà tự ai mà có cái tư tưởng ấy thế?
Cụ bà chép miệng mà rằng:
– Có con gái lớn thì tất nhiên phải nghĩ đến con rể, bổn phận cha mẹ là sao cho giai có vợ, gái có chồng chứ anh sao lại ngạc nhiên?
Văn Minh lắc lắc cái đầu:
– Việc ấy chắc khó lòng mà thành được…
– Chết nỗi! Sao thế?
Rất ngạc nhiên về sự thất vọng của mẹ. Văn Minh nói như một người hủ lậu:
– Không được môn đăng hộ đối! Mà chưa chắc ông Xuân đã ưng con Tuyết…
– Chỉ sợ người ta không thuận mà mình gọi gả thì mình ngượng lắm, chứ không môn đăng hộ đối cũng chả lo… Thấy anh nói c1i gì như là… bình dân ấy.
Ông con cau mày, hỏi gắt:
– Nhưng mà sao mẹ lại thiết tha vào việc ấy đến thế chứ?
– Là vì ông Xuân đứng đắn, tử tể…
– Thế chưa đủ! Tất có nguyên do gì!
Bà mẹ đứng lên, tiến đến cỉa xói vào mặt ông con:
– Là vì ông Xuân đã ngủ với em mày rồi, mày biết chưa, thằng khốn nạn!
Rít lên xong, bà cụ dựa vào thành một cái ghế, hai tay sờ soạng lật bật xoa vào tường như sợ ngã vì chóng mặt. Văn Minh cũng đứng lên, chết điếng người.
Bà mẹ rên rĩ kể lể:
– Mày nuôi ong tay áo, mày vẽ ra lắm trò, mày làm hại một đời em mày, mày bôi do trát trấu vào cái thanh danh nhà tao! Rồi con vợ mày nũua đấy! Rồi còn nhiều chuyện hoang dâm nữa!
Những câu nói như thế có một hiệu lực làm cho Văn Minh ở cấp tiến mà muốn quay hẳn về bảo thủ. Thấy mẹ nói đến vợ mình, lòng ghen của ông nhóm lên. Ông sợ nhất cái xấu mọc sừng, và thấy mình ở trong một cảnh ngộ khó xử, vì mọc sừng là một cái xấu của cấp tiến chứ không phải của bảo thủ. Ðàn bà tân thời mà đứng đắn thì thôi không nói. Ðàn bà tân thời mà đa tình, cái đó càng có lợi cho bạn nam nhi vẫn coi phụ nữ là đồ chơi… Nhưng nếu những cái đồ chời mà lại là em gái ông hoặc vợ ông nữa, thì… Không! Không thể được!
Tuy nhiên, Văn Minh cũng hỏi lại mẹ:
– Có chắc thế không? Ai trống thấy thế?
– Con Phán chị nó trông thấy hai đứa ngủ trưa trong một buồng ở khách sạnBồng Lai, mà lại còn không chắc nữa à?
– Ồ lạ! Sao nó không ngăn cấm em nó? Sao nó không mách tôi?
– Nó bảo, nó thấy thế nó thẹn ê cả mặt mũi thì nó còn nói gì được nữa!
Lại có những thú thẹn vố lý thế nữa!
– Chứ không ư? Vả lại nếu nó nói gì nó lại sợ con Tuyết thù nó, chị em đâm mất lòng nhau. Mày cũng đừng cho con Tuyết biết là chị nó mách nó…
Văn Minh đứng ngẫm nghĩ hồi lâu rồi thưa với mẹ:
– Ðể tôi điều tra việc này cho đích xác đã. Rồi có thế nào sẽ liệu sau vậy, mẹ cứ yên tâm. Dù sao thì việc cũng đã xẩy ra rồi. Cuống cuồng lên là thất sách.
Nói đoạn, Văn Minh bơm nước hoa vào đầu, vớ lấy cái mũ nhung, xuống than… Ông ta đi tìm Xuân Tóc Ðỏ vậy.
Lúc ấy, tại sân quần chỉ có bà Văn Minh và Xuân Tóc Ðỏ luyện tập lẫn nhau thôi chứ không có một nhà thể thao nào khác. Có Jannette con gái bà Phó Ðoan, vì là ngày thứ năm, nên cũng ở trường ra chơi với mẹ cô. Cô ngồi trên ghế, có một quyển sách giở sẳn ở đầu gối, chốc lại nhìn lên xem đánh quần, chốc lại cúi xuống xem tranh ảnh ở sách. Hai đứa bé chừng 10, 12 tuổi, quần áo rách rưới, làm nghề nhặt banh cho Xuân Tóc Ðỏ bảnh bao trong cái quần tây, áo sơ mi cụt tay, giầy vải trắng, đứng làm nhà giáo sư.
Bà Phó Ðoan ở nhà trên chứ không xuốn sân với cái quần đùi để luyện tập như mấy bữa trước. Công cuộc thể thao của bà đã bị một bổn phận thiêng liêng khác đến ngăn trở, bổn phận của bậc hiền mẫu. Là vì cậu Phước, đã hai bữa này không hiểu vì lẽ gì, mà ăn mỗi bữa lại kém, những một bát cơm. Cậu hay ngồi lỳ lỳ trầm tư mặc tưởng như một nhà triết học, không hay quấy đến thiu thịt vú em nữa, lại cả đến“em chã, em chã” cũng không nữa. Thật là một hiện tượng cho cậu bé thuộc hạng con Giời con Phật… Chiều hồm qua, cậu Phước hắt hơi ba lần… Ðến tối, sau khi uống nước, cậu lại nấc. Ðêm đến cậu chỉ đái dầm có một bận chứ không phải hai bận như mọi đêm. Sáng sớm hôm nay, cậu lại ho ba tiếng. Thật là một điềm gở, bà Phó Ðoan thấy rõ như thế lắm, mặc dầu bà không nói thế ra miệng. Bà đã lo âu như là, vào trong trường hợp ấy, bất cứ một vị hiền mẫu nào khác cũng phải lo âu…
Hay là cậu Phước sắp “đòi về”?
Hay là đức Phật chùa Hương thương con – mà chả hiểu đức Phật chùa Hương có con không? – nên đã đến lúc không muốn “đoạ đầy” con ngài dưới trần nữa rồi chăng?
Ông thầy số đã kêu số cậu Phước thọ lắm, hay là thầy số đoán nhảm?
Ấy đó là những câu hỏi làm rối loạn cả khối óc bà mẹ, khiến bà đau khổ, lo nghĩ. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhất là lại có nuôi con cầu tự nữa mới biết lòng cha mẹ. Như bà Phó Ðoan nuôi con kể đã là cùng. Bà đã khiêng khem đủ thứ, và tránh những tiếng “quở quang” rất kỹ lưỡng cho cậu Phước, nào bán khoán, nào đội bát nhang, nào cúng, nào sớ tấu: thôi thì chẳng thiếu thứ gì nữa. Vậy mà bây giờ thốt nhiên cậu lại “thế” thì là bởi đâu? Ði cầu cứu sư cự Tăng Phú chăng? Hay là mời ông đốc Trực Ngôn? Bà lo lắng nhìn cậu Phước ngồi tần ngần trên một cái bàn ở giữa nhà, rồi bà ra cửa sổ… Một cách căm tức, bà nhìn xuống bọn đánh quần. Bà quý trọng họ thế, mà họ chẳng biết đến nỗi lo sợ của bà thì là đồ vô lịch sự. Nhưng chợt bà nguôi ngay, vì sự thật bà chưa nói gì cho ai biết… Ðến cả giai nhân của bà tuy vậy, mà cũng chưa đứa nào biết, vì bà sợ nói ra cho có người biết thì lại có điều gì “quở quang” chăng?!… ấy thế mới rầy rà!
Giữa lúc ấy, Văn Minh đẩy cửa vào sân. Ông thấy cô Jannette đấy thì ngả mũ chào, bắt tay và hỏi chuyện qua loa… Ông quay ra nhìn thấy cái quần đùi của vợ ông ngắn quá, cứ để phô ra trước mắt một hạng người đáng nghi như Xuân Tóc Ðỏ, một bộ đùi nở nang và trắng nõn thì ông cũng thấy nản chí trong việc cải cách xã hội, không còn muốn cấp tiến nữa, và muốn cái quần đùi của vợ ông cũng nên bảo thủ đi thì có lẽ hơn. Nhưng vì thấy Xuân chỉ để hết tâm trí vào quả quần, ông lại hơi vững tâm một chút.
– Thôi! Hãy nghĩ tay một chút đã!
Nói thế xong, ông ra gần vợ bảo:
– Này mình! Hãy ra đây tôi bảo điều này một lát đã.
Vợ ông gõ vợt xuống sàn ba cái ra hiễu hãy ngừng cuộc, rồi đến với ông. Muốn khỏi bất nhã, ông Văn Minh lại nói to với Xuân:
– Xin lỗi nhé?
Xuân Tóc Ðỏ vừa thở vừa đáp:
– Vâng. Xin cứ tự nhiên, cái đó vô hại.
Hai vợ chồng lững thững quay ra phía cuổng, về phía ấy không có người. Người chồng hỏi:
– Mình đã biết sự gì xẩy ra chưa?
Vọo tròn đôi mắt, sợ hãi hỏi:
– Cái gì thế? Chết! cái gì?
Chồng lắc đầu thất vọng rồi thở dài:
– Chúng ta không thể nào dung được cái thằng Xuân ấy ở nhà chúng ta một phút nào nữa! Thật là khốn nạn.
– Sao đến nỗi thế? Hàng họ đương được khách mà khách lại là củaluý. Vả lại như vậy thì mất lòngluý, ai luyện tập với tôi nữa. Ngày vua ra thì làm thế nào? Nhưng mà vì lẽ gì đã chứ?
– Nó với con Tuyết nhà ta hình như lôi thôi với nhau.
– Thế ư? À có lẽ đúng, tôi cũng có lúc đã phải ngờ như thế đấy!
– Theo như tin tức tôi mới nhận đưọc, thì hình như chúng nó ngủ với nhau rồi.
– Chết nỗi! Thế kia ư? Có chắc không?
– Tôi, tôi chỉ muốn vào băm mặt cái thằng chó ngay bây giờ mà thôi! Vì rằng em mình nó hư nhưng vợ chồng mình mang tiếng. Bà lão già cứ đổ tại chúng ta tiến bộ, Âu hoá nên con Tuyết nó hư thế, có khổ không?
– Lại đến tai mẹ nữa rồi à? Thế mẹ bảo sao?
– Thầy mẹ lại muốn gả con Tuyết cho cái thằng khốn ấy mới nhục chứ?
– Ồ! Vội quá! Phải biết đích xác mới được.
– Làm thế nào mà biết? Chả nhẽ bắt em mình đi khám đốc tờ? Mà hỏi thì tất nhiên không đời nào nó dám nói thật, hoặc có dám thì nó cũng không nói.
– Thật đấy! Anh chị như thế là đã say mê nhau, nghĩa là muốn lấy nhau. Nếu họ biết thóp là bần cùng thì thầy mẹ cho họ lấy nhau, hẳn là chưa hư với nhau thật sự thì họ cũng cứ bảo là đã hư với nhau rồi cho có lợi.
– Có khi lại vì thế mà chưa ngủ với nhau, chúng nó cũng hấp tấp vội vàng mà đi ngũ với nhau cũng nên.
Vợ liền cự chồng:
– Như thế là cậu định băm mặt thằng Xuân ra!
– Lúc nóng nẩy, còn ai nghĩ! Bây giờ còn một cách: Trước khi biết rõ thằng Xuân làm hại một đời con bé chưa, thì ta hãy cứ tìm cách không cho chúng nó gặp nhau nữa, thế thôi. Nếu khi điều tra được kỹ lưỡng rồi thì ta sẽ liệu, hoặc gã con bé cho nó hoặc xích em mình lại một chỗ, nếu chưa hư hỏng.
– Thế thì chỉ còn cách tống quách thằng Xuând di, không bao giờ cho lai vãng đến cữa hiệu này nữa. Ðành là hy sinh một người giúp việc đắc lực vậy.
– Như thế là mình hy sinh cho cái gia đình hủ lậu một tay cải cách xả hội đấy.
– Chú sao! Chỉ có sự hy sinh là đáng kể.
– Mà như thế thì nói với dì phán bắt hắn ở luôn đây lại xong.
– Ồ! Kế ấy hay đấy! Mình khéo nói là được.
Hai vợ chồng sung sướng quay vào thì vừa gặp lúc trên cái cửa sổ tầng gác thứ nhì, cái mặt nhăn nhó của bà vợ Tây ló ra với những cái vẫy tay cầu cứu thất vọng…
Năm người cùng hoảng hốt chạy lên, tưởng chừng có sự gì ghế gớm xảy ra.
Ðến nơi mới biết kỳ thuỷ chỉ có cái sự lạ là cậu Phước hắt hơi luôn những bốn cái một lúc!
Sau khi an ủi bà dì bằng mọi lẽ sinh lý học rất vu vơ, ông Văn Minh bèn ngồi trầm ngâm nghĩ cách tống Xuân Tóc Ðỏ cho xong cái của nợ ấy.
Thế là việc làm cho đời một người con gái tử tế bị mang tiếng của Xuân đã được kết quả hoàn toàn rực rỡ.
Nó chỉ còn phải gánh vác cái trách nhiệm nặng nề là làm hại nốt một vị quả phụ đã thủ tiết luôn với hai đời chồng nữa mà thôi.