5 cách cực dễ để con ngoan mà chẳng cần phạt

Các bậc cha mẹ đều muốn nuôi dạy một đứa con thành đứa trẻ ngoan ngoãn, nhưng áp dụng kỷ luật với con không phải điều dễ dàng. Nhiều phụ huynh cảm thấy việc trừng phạt là giải pháp duy nhất để đối phó với một đứa trẻ hư.

Chuyên gia tâm lý học Peggy Drexler cho rằng: “Kỷ luật là cần thiết, hình phạt không cần”. Sự trừng phạt trong kỷ luật với con có thể là những hành động như: trách mắng con với những lời gay gắt, la mắng hay làm cho con cảm thấy có tội lỗi.

Việc phạt một đứa trẻ có thể gây phản tác dụng, vì sẽ khiến cha mẹ chỉ tập trung vào hình phạt chứ không phải là hành vi sai trái của con. Do đó, các chuyên gia cho rằng cha mẹ cần tập trung vào hành động sai trái của con chứ không phải là cách phạt con.

Vì vậy, thay vì phạt con, cha mẹ có thể nhớ các bí kíp sau để con nghe lời.

Cho con biết hành động, ứng xử đúng mực 

Những đứa trẻ nhỏ có thể đánh vào người cha mẹ khi cảm thấy thất vọng, nhưng việc cấu véo con hay đánh lại không phải là điều hay.  Việc dùng tay đánh con hay đánh vào mông khiến trẻ nghĩ có thể sử dụng tay để giải quyết các tình huống. Thay vào đó, phụ huynh hãy giúp con thể hiện sự bực bội, tức giận theo cách khác một cách khác. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể nói: “Con đang tức giận nhưng đánh mẹ là xấu và làm đau mẹ. Cho mẹ thấy con đang bực bội bằng cách dẫm chân hoặc hét lên, không làm tổn thương ai cả”.

Để con “nếm mùi” hậu quả từ hành động của mình

Nhiều cha mẹ thường nhảy vào làm hộ con, nhưng nếu bé ném thức ăn trên sàn nhà, hãy nói rõ việc của con bây giờ là dọn dẹp sàn nhà sạch sẽ. Cha mẹ tuyệt đối không làm hộ, bình tĩnh giải thích nhưng kiên quết không làm giúp. Trẻ có nhiều khả năng hơn cha mẹ thấy, đừng sợ để con có thêm trách nhiệm với việc mình làm. Đây là cách để con hiểu được thế giới thực ngoài kia như thế nào. Tuy nhiên, việc không hỗ trợ con chỉ áp dụng với một số tình huống nhất định. Nếu con gặp nguy hiểm thì cha mẹ phải ngay lập tức giúp đỡ tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Đưa ra các quy định rõ ràng và nhất quán

Một trong những cách tốt nhất để ngăn các hành vi sai trái của con là đặt ra các quy tắc rõ ràng và nhất quán để con làm theo. Quy tắc đưa ra sẽ giúp con biết được điều gì là nên làm, điều gì không. Sự nhất quán trong đưa ra các quy định là việc thực hiện theo quy định, không phá vỡ. Ví dụ như, nếu cha mẹ không cho con dùng máy tính bảng khi ăn nhưng có những ngày lại cho con dùng sẽ khiến cho bé bị nhầm lẫn các quy định và không nghe lời khi bạn không cho bé sử dụng.

Không nhượng bộ

Hành vi sai trái của con có thể dưới dạng bướng bỉnh, con không chịu làm theo lời bạn nói như không chịu mặc quần áo. Cha mẹ không nên vì thấy con bướng bỉnh mà mặc quần áo giúp con. Vì phụ huynh làm như vậy sẽ khiến con nhận thấy bướng bỉnh và không vâng lời sẽ giúp mình có được những gì bản thân muốn.

“Con biết cách đi giày vào chân. Vì vậy, nếu bạn bước ra khỏi cửa, con sẽ đi giày và theo bố mẹ. Nếu cha mẹ dành 5 hoặc 10 phút đứng ngoài cửa đợi con, không dọa hay cằn nhằn, con sẽ làm việc đó nhanh hơn”, chuyên gia đào tạo nuôi dạy con Katherine Reynolds Lewis nói.

Yêu thương con

Với trẻ mới biết đi, chúng khó kiểm soát và thể hiện cảm xúc. Để giải phóng cảm xúc, trẻ sẽ có các hành động và biểu hiện giận dữ. Ví dụ như khi đang đi chơi mà phải về nhà, bé sẽ cảm thấy buồn. Trong tình huống đó, chuyên gia về nuôi dạy con cái Azine Graff khuyên, cha mẹ nên ôm con hoặc nói với con để xoa dịu. Đây là cách giúp con bình tĩnh và lắng nghe.

Ngoài việc ôm con, cha mẹ có thể nói: “Bố/mẹ hiểu cảm giác của con. Bố/mẹ cũng sẽ buồn vì điều đó”. Môt cái ôm con vào lòng sẽ cho thấy sự quan tâm và đồng cảm là giải pháp yêu thương, dễ dàng và nhanh chóng giải quyết vấn đề.

Bài viết hữu ích cho bạn không?

Trả lời